• Home
  • Blog
  • Landing Page Là Gì? Lợi ích của Landing Page trong bán hàng
Landing Page là gì

Landing Page Là Gì? Lợi ích của Landing Page trong bán hàng

Nếu bạn đang hoạt động kinh doanh, cung cấp, quảng bá dịch vụ trên môi trường online thì chắc hẳn bạn đã từng nghe về cụm từ “Landing Page”. Vậy Landing Page là gì, ứng dụng của nó ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Landing Page là gì?

Landing Page là 1 trang đích, được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, nội dung thuyết phục về một sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó để kích thích người đọc mua hàng/ sử dụng dịch vụ. Landing Page cũng có thế là 1 trang web nói về 1 sự kiện nào đó như: sự kiện âm nhạc, thể thao, tuyển sinh, tuyển dụng,…mà mục tiêu là muốn khách hàng đăng ký tham gia sự kiện.

Mục tiêu: Tối đa hóa chuyển đổi. Tập trung vào việc bán hàng, bán dịch vụ, thuyết phục người đọc đăng ký hoặc để lại thông tin.

Landing Page khác gì với Website

Landing Page chỉ là một trang duy nhất, có nội dung xoáy sâu vào việc mô tả một sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Trong khi đó, Website là 1 hệ thống những trang web có nội dung phong phú, nhằm cung cấp cho người đọc nhiều thông tin nhất có thể xoay quanh lĩnh vực nhất định.

Website

Bình thường, website sẽ có các trang thông tin thiết yếu như:

Trang chủ
Trang giới thiệu
Trang sản phẩm
Trang blog
Trang liên hệ
Trang thanh toán, chính sách,…
Khi người dùng truy cập vào một website với nhiều trang và nội dung bạt ngàn như vậy, họ rất dễ bị phân tâm. Và sẽ rất khó khăn để website điều hướng họ thực hiện hành động chuyển đổi. Chẳng hạn họ đang đọc thông tin này, thì lại bị thông tin khác quấy nhiễu. Cảm xúc và luồng suy nghĩ của họ cũng bị thay đổi theo từng thông tin nhân được.

Landing Page

Với Landing Page thì khác, chúng ta chỉ đưa các thông tin cần thiết nhất về sản phẩm/dịch vụ, và khéo léo bổ sung các thông tin liên hệ, chính sách, yếu tố tăng độ tin cậy vào trang một cách gắn gọn, dễ hiểu. Như vậy, người dùng sẽ không bị phân tâm bới các yếu tố gây nhiễu như trên website, và tỉ lệ người dùng có xu hướng đưa ra chuyển đổi nhiều hơn, nhanh hơn.

Các thành phần thường có của một Landing Page bán hàng/dịch vụ:

Hero Section (Thường là 1 banner với tiêu đề, hình ảnh nổi bật, nằm ở đầu trang landing
Section giới thiệu chung
Section Thông tin sản phẩm (thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng,…)
Section Dịch vụ (phân loại dịch vụ, báo giá,..)
Section Chính sách bán hàng & cam kết
Section Đánh giá của khách hàng
Section Đối tác
Section liên hệ, điền form đăng ký
….

Lợi ích của Landing Page trong bán hàng

Nâng cao độ tin cậy cho doanh nghiệp:

Nâng cao độ tin cậy cũng là một trong số các lợi ích của landing page mang lại cho doanh nghiệp. Do đặc thù tập trung vào một đối tượng và nhiệm vụ cụ thể nên trang đích có khả năng tối ưu hóa cực cao.

Thông thường, nó sẽ được tối ưu cả về nội dung lẫn các yếu tố kêu gọi, chỉ dẫn cho người dùng. Quá trình chỉ dẫn càng rõ ràng khách hàng sẽ càng có thiện cảm về quy cách phục vụ của doanh nghiệp.

Khiến họ cảm thấy giải pháp/ sản phẩm của bạn rất tốt, điều này tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp cho khách hàng.

Bên cạnh đó, landing page thường có phần phản hồi của khách hàng khá chi tiết. Yếu tố khách quan này giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, khiến họ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Giúp phân tích insight khách hàng hiệu quả:

Lợi ích của landing page tiếp theo chính là công cụ hỗ trợ phân tích insight khách hàng hiệu quả. Khi khách hàng bắt đầu truy cập website hoặc có những thao tác trên landing page, hệ thống sẽ tự động thống kê số liệu và gửi về cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể dựa trên các số liệu này để đánh giá và phân tích insight. Từ đó đưa ra các chiến lược để giữ khách.

Không những vậy, với những landing page có tích hợp biểu mẫu, doanh nghiệp còn có thể thu được nhiều thông tin khách hàng hơn như tuổi tác, sở thích, những thách thức của họ…

Chúng sẽ rất có ích trong việc lên kế hoạch kinh doanh và tiếp cận thị trường trong tương lai.

Cải thiện tệp khách hàng gửi email:

Khi khách hàng gọi điện hoặc gửi email hay biểu mẫu để đưa ra các vấn đề thắc mắc về sản phẩm của bạn thì họ hoàn toàn có thể trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Trong quá trình liên hệ, thông tin của họ (bao gồm cả địa chỉ email) thường sẽ được landing page lưu lại và tạo thành một cơ sở dữ liệu khách hàng sau này.

Những địa chỉ này có thể được phát triển trở thành một danh sách email.

Doanh nghiệp sẽ liên hệ với họ trong các chiến dịch marketing, mùa khuyến mãi, lễ tết… để tăng tương tác và dẫn người dùng đến trang đích, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Các bước Thiết Kế Landing Page

Với bất kỳ một chiến dịch marketing, quảng cáo nào, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng riêng một landing page cho chiến dịch đó. Việc này sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều, và giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo cho bạn đó.

Bước 1: Xác định mục tiêu: Chiến dịch của bạn mong muốn thu về loại chuyển đổi gì: khách hàng đặt mua hàng, để lại thông tin hay tham gia sự kiện,… Đồng thời xác định các chỉ số KPI mong muốn.

Bước 2: Xây dựng content cho trang đủ thuyết phục. Tạo các banner, hình ảnh bắt mắt, truyền tải thông tin qua infographic để giúp việc tiếp nhận thông tin của khách hàng không bị nhàm chán.

Bước 3: Chạy thử nghiệm A/B Testing để tìm ra mẫu phù hợp nhất với chiến dịch và dồn ngân sách quảng cáo vào mẫu đó.

Bước 4: Đo lường và tối ưu